Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Thủ tục thực hiện việc giải trình
Trình tự, cách thức thực hiện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nghiên cứu nội dung yêu cầu giải trình.

- Bước 2: Thu thập, xác minh thông tin có liên quan.

- Bước 3: Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký của các bên.

- Bước 4: Ban hành văn bản giải trình với các nội dung sau đây: Tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; nội dung yêu cầu giải trình; kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có); các căn cứ pháp lý để giải trình; nội dung giải trình cụ thể theo từng yêu cầu..

- Bước 5: Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình. Trong trường hợp cần thiết thì công bố công khai văn bản giải trình theo quy định của pháp luật.

b) Cách thức thực hiện:

Thực hiện bằng các hình thức sau:

Trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp có nội dung đơn giản thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp nhưng phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên;

Giải trình được thực hiện bằng ban hành văn bản giải trình.

Thành phần hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản yêu cầu giải trình hoặc bản ghi lời yêu cầu giải trình

- Văn bản cử người đại diện (nếu có)

- Thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung việc giải trình

- Báo cáo thu thập, xác minh thông tin, tài liệu

- Văn bản giải trình

- Các tài liệu khác có liên quan.

Số lượng hồ sơ (bộ) 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày kê từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình. Trường họp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo băng văn bản đến người yêu cầu giải trình.
Đối tượng thực hiện TTHC Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC Ủy ban nhân dân cấp xã
Kết quả thực hiện TTHC Văn bản giải trình.
Phí, lệ phí (nếu có) Không.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai Không.
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC

1. Nội dung yêu cầu giải trình liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình.

2. Nội dung, yêu cầu giải trình thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan được yêu cầu

3. Nội dung giải trình không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nội dung thông tin liên quan đến bí mật nhà nước;

b) Những nội dung liên quan đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan nhà nước; trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới;

c) Nội dung thông tin thuộc bí mật đời tư;

d) Nội dung thông tin thuộc bí mật kinh doanh;

đ) Các nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết;

e) Các yêu cầu giải trình sau 90 ngày, kể từ ngày cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018;

- Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2018 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng.


Tin tức
Đăng nhập