Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Mô hình trồng dưa lưới, dưa lê áp dụng công nghệ cao tại xã Đa Thông
Nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và tăng lợi nhuận cho người nông dân, Ban Điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với huyện Hà Quảng hỗ trợ thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho các nhóm đồng sở thích của xã Đa Thông. Trong đó, mô hình rau an toàn (RAT) trong nhà màng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Đa Thông bước đầu mang lại tín hiệu vui cho người dân trong việc thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế gia đình theo hướng hiện đại, bền vững.

Mô hình trồng dưa lưới, dưa lê công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Văn Huấn, xóm Đà Sa. xã ĐaThông

Dự án mô hình sản xuất trồng dưa lê, dưa lưới trong nhà màng tại xã Đa thông được thực hiện với 4 hộ tham gia, mô hình có tổng kinh phí thực hiện hơn 250 triệu đồng với diện tích 1.000m2 trong đó dự án hỗ trợ 150 triệu đồng mua trang thiết bị và một số vật tư nông nghiệp để  xây dựng hệ thống nước, đúc trụ, làm nhà lưới khép kín,người dân bỏ vốn đối ứng là 100 triệu đồng để trả tiền công, máy móc, phân bón… Dự án được triển khai  thực hiện từ tháng 11/ 2020 và đưa vào sản xuất từ tháng 2/2021 với 1.800 gốc dưa lưới, dưa lê áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt kỹ thuật cao.

Bà con tham quan mô hình trồng dưa lê tại xã Đà Sa, xã Đa Thông
Trong quá trình thực hiện Ban Điều phối Dự án đã cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật về quy trình chăm sóc và sử dụng công nghệ tưới. Theo đó, quan trọng nhất là thời kỳ thụ phấn, người trồng phải theo dõi, trực tiếp thụ phấn cho cây đúng thời gian cây vừa ra hoa vào buổi sáng. Phân bón cho cây phải sử dụng phân hữu cơ, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và môi trường, quá trình cây ra quả, chỉ giữ lại 1 - 2 quả/mỗi cây nhằm hạn chế tiêu hao năng lượng, giúp cây khỏe, cho quả to, đạt năng suất chất lượng. Cây dưa lưới từ khi trồng đến thu hoạch giao động từ 70 - 75 ngày. Đây là loại quả khi chín có mùi thơm, vị ngọt, thanh, giòn. Quả đẹp, độ ngọt cao, trọng lượng bình quân từ 1 - 1,2kg/quả, giá bán dao động từ 50-70 nghìn đồng/kg.
Mặc dù mới trồng thử nghiệm nhưng cây dưa lưới, dưa lê rất thích nghi ở điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển rất tốt, cây ra hoa đều và trái to, tỉ lệ đậu trái đạt trên 90%. Dưa trồng trong nhà kính nên quản lý được sâu hại, dịch bệnh, giúp tiết kiệm công lao động. Mặc dù là vụ đầu tiên nhưng năng suất mang lại khá cao. Việc trồng dưa trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm hao hụt vật tư đầu vào, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của địa phương. Nếu như trên diện tích đất trước đây trồng hoa màu mỗi vụ chỉ lãi 10 - 15 triệu đồng thì cũng với diện tích này, theo tính toán của các chuyên gia, dự án trồng dưa lưới, dưa lê áp dụng công nghệ cao triển khai 1 năm sẽ trồng được 3 vụ, nếu giá cả thuận lợi mỗi vụ thu về từ 100- 120 triệu đồng/1 vụ.
Với hiệu quả bước đầu từ Mô hình sản xuất rau sạch an toàn cụ thể mô hình trồng dưa lưới, dưa lê tại xã Đa Thông áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, mặc dù đầu tư ban đầu khá cao, song 1 năm nhà màng có thể canh tác 3 vụ dưa và xen kẽ các vụ rau ngắn ngày, do đó, nông dân đều có thể áp dụng, đổi mới phương thức sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ, tạo sản phẩm nông sản đặc trưng, giá trị kinh tế, nguồn thu nhập cao cho người nông dân
Nguyễn Văn Huấn, nông dân xóm Đà Sa, xã Đa Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho biết: tôi thấy mô hình này so với trồng các loại hoa màu khác thì hiệu quả hơn rất nhiều, không phải tốn nhiều công lao động, cho thu nhập và đầu ra ổn định. Tôi mong muốn trong thời gian tới sẽ có nhiều dự án hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn thực phẩm mở ra những cơ hội mới trong hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng các quy trình chuỗi sản xuất và góp phần nâng tầm giá trị nông sản địa phương đang là hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Quảng. Đồng thời, qua mô hình này, Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ mong muốn góp một phần vào đề án nông nghiệp thông minh của tỉnh.
Thu Hương-Hoàng Đào (Trung tâm VH&TT Hà Quảng)
 
Tin khác
Tin tức
Đăng nhập